Hotline:

Sành điệu, có bạc triệu, chơi ...hàng hiệu

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng từ khắp các nước trên thế giới, với những chiếc quần jeans, áo thun hiệu CK, Old Navy, Tommy, Bossini... trị giá hàng trăm đô la.

Tuy giá cả khá cao, nhưng người ta vẫn đua nhau xài hàng hiệu.

Xài “hàng hiệu”... khẳng định đẳng cấp

Chị Hà, nhân viên marketing cho một tập đoàn lớn ở nước ngoài. Cũng thường “khẳng định mình” bằng những bộ quần áo hiệu. Đôi giày Tennis chị mang giá trị vài triệu đồng.

Chị Hà cho biết: “Mỗi tháng mình sắm một món, chứ chơi hàng hiệu mà mua một lúc mấy bộ áo quần, mấy đôi giày thì chịu sao nổi”. Tầng lớp “chơi” đồ hiệu như chị Hà thu nhập hàng tháng chí ít cũng phải kiếm vài chục triệu mới dám đụng đến.

Ngoài những đối tượng là thanh niên trẻ lắm tiền, thì dân kinh doanh, giao tiếp nhiều đang là thị trường mà những sản phẩm hàng hiệu nhắm đến. Anh G là một doanh nghiệp trẻ, nhà ở quận 3, TP.HCM, cũng là một “đệ tử” trung thành của hàng hiệu. Mỗi chiếc áo thun của anh G mặc, bằng cả một tháng lương anh trả cho nhân viên. Vài tháng, anh lại đổi một chiếc điện thoại, không mốt điện thoại cao cấp nào có mặt ở thị trường mà anh chưa xài qua. Chiếc đồng hồ anh đeo tay hiệu Rolex của anh cũng đáng giá cả ngàn đô la. Anh G giải thích: “Môi trường làm việc của mình đòi hỏi như thế, thường xuyên ngoại giao, thương lượng với những khách hàng lớn, ăn mặc lùi xùi làm sao coi được”.

Hàng hiệu Việt Nam tăng tốc

Sanh dieu co bac trieu choi hang hieu

Không phải chỉ có hàng hiệu nước ngoài mà các mặt hàng có tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trong nước như Việt Thy, Nino Max, PT2000, Nguyễn Long, Tofy... cùng với những nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà thiết kế Minh Hạnh, Kiều Việt Liên, Thuận Việt... bày bán rộng khắp các siêu thị lớn các cửa hàng thời trang cao cấp, chen mình, sánh bước cùng những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như Lacoste, Mochino, Valentino...

Thời trang trong nước tuy thu hút được nhiều người tiêu dùng, nhưng so với những nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế, thì sức mua vẫn còn hạn chế, dù giá cả có rẻ hơn rất nhiều. Bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, các nhà thiết kế tên tuổi trong nước đã bắt đầu chú đến các đối tượng sử dụng hàng hiệu và nhắm đến từng độ tuổi, tính chất từng công việc, để cho ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

Các nhãn hiệu tên tuổi của Việt Nam như Việt Thy, Nino Max, PT2000... đang hướng tới giới trẻ sành điệu, thích những cái mới, “độc” và thoải mái. Chất liệu sử dụng trên các nhãn hiệu này chủ yếu là thun, bố, cotton, voan, phi... rất nhẹ nhàng, mềm mại. Trong khi đó, đối tượng của các hãng thời trang như: Việt Tiến, Pierre, An Phước lại là các doanh nhân trẻ thành đạt. Họ thích sử dụng những mặt hàng trang nhã lịch sự.

Đối tượng nào cần “hàng hiệu”?

Theo chị Thủy, chủ một cửa hàng chuyên bán áo quần hiệu cho biết: “gần đây, đối tượng chơi hàng hiệu không chỉ những cậu ấm, cô chiêu thích chơi nổi mới tìm đến, mà nhiều bạn trẻ là học sinh trung học, sinh viên và là nhân viên có thu nhập cao cũng có xu hướng thích xài hàng hiệu”.

Chị Trang, 27 tuổi là nữ doanh nghiệp trẻ của một công ty đang trong thời kỳ làm ăn phát đạt. Trang phải thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp với những đối tác nước ngoài nên cần có một vẻ bề ngoài tươm tất. Ngoài trang phục, giày dép, túi xách, mỹ phẩm mà Trang sử dụng cũng toàn hàng hiệu.

Anh Huy, giám đốc một công ty nghiên cứu thị trường, cũng là một dân nghiền sưu tầm hàng hiệu cho biết: “Đối tượng xài hàng hiệu thường là những người dư giả; nhu cầu gặp gỡ, quan hệ ngoại giao xã hội thường xuyên. Nhưng dù là hàng hiệu đắt tiền thì cũng nên có sự chọn lựa. Tôi thấy nhiều cô gái trên đường mặc những bộ quần áo hiệu đắt tiền nhưng lại lố lăng chẳng giống ai”.

Theo Mỹ Thuật

0 nhận xét:

Đăng nhận xét